Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Thứ tư - 05/06/2019 10:52 1.085 0
Để có đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh, thông minh khi còn nhỏ lúc lớn lên chúng làm được nhiều việc có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Đứa trẻ được nuôi dưỡng tốt trong bào thai, khi mang thai người mẹ ăn đủ chất dinh dưỡng để con mình phát triển tốt trong bào thai. Khi đẻ ra chúng càng phải cần được nuôi dưỡng, chăm sóc đầy đủ, ăn uống đủ chất ngay từ khi mới sinh.
Cách phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

1/ Cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh:

  1. Cách nuôi dưỡng trẻ sơ sinh:

      - Khi đứa trẻ sinh ra cần được gần mẹ và bắt đầu bú mẹ trong vòng nửa giờ đầu sau khi sinh, sữa non là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ mới đẻ vì có nhiều chất dinh dưỡng và giúp trẻ bảo vệ cơ thể không bị bệnh tật.
      - Cho trẻ bú mẹ ngay cả khi sữa chưa về. Động tác khi trẻ mút sữa mẹ, sữa nhanh xuống hơn và còn giúp co hổi tử cung tốt hơn, làm giảm nguy cơ chảy máu cho mẹ khi mới sinh xong.

  1. Các nuôi trẻ nhỏ: (6 tháng tuổi).

      - Thời kỳ này sữa mẹ là thức ăn, nước uống tốt nhất cho trẻ trong vòng 6 tháng tuổi, không cần bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào khác, kể cả nước uống trong thời gian này.
      - Sữa mẹ chống lại bệnh tật nguy hiểm, khi cho con bú tạo mối quan hệ tình  cảm mẹ và con.
      - Cho trẻ bú bất cứ khi nào trẻ muốn, nếu trẻ bú 6 đến 8 lần ngày là trẻ sẽ bú đủ sữa mẹ. Cho bú nhiều thường xuyên giúp mẹ có nhiều sữa hơn, hầu hết là các bà mẹ đều có đủ sữa cho con bú.
      - Cho trẻ bú bằng bình vừa mất vệ sinh có thể dẫn đến trẻ bị tử vong do mắc bệnh tật.
      - Cho trẻ bú sữa mẹ vừa thuận tiện, đỡ tốn thời gian và đỡ tốn kém, người mẹ không phải chuẩn bị trước mà cho trẻ bú được bất cứ lúc nào.
      - Nếu thực hiện được bữa bú của trẻ không quá 3h giữa 2 bữa bú và bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ còn có tác dụng tránh thai vì bị vô kinh.
      - Trẻ được bú sữa mẹ trong những tháng đầu nhất là ngay sau đẻ gọi là sữa non có nhiều loại kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật.
      - Cho con bú là hình thức cho ăn tự nhiên nhất, sữa mẹ luôn có sẵn và không bị hỏng.
      - Sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi các nhiễm khuẩn và dị ứng.
      - Bú mẹ giúp trẻ thấy an toàn và được yêu quý.
      - Bú mẹ giúp trẻ phát triển tốt hơn các giác quan.
2/ Cách nuôi dưỡng trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi:
      - Trẻ từ 6 tháng tuổi trở đi trẻ cần nhiều loại thức ăn bổ sung và vẫn cần bú mẹ đến 2 tuổi hoặc lâu hơn nếu trẻ muốn.
      - Ngoài sữa mẹ trẻ ăn thêm ít nhất 3 bữa 1 ngày, ăn từ lỏng đến đặc từ ít đến nhiều vì dạ dày trẻ nhỏ chứa đựng được ít thức ăn nhưng nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ phát triển lại rất lớn.
      - Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn giàu dinh dưỡng như thịt, cá tôm, cua, ốc, hến, trai, các loại hạt, khoai, trứng, hoa quả, rau và cả sữa mẹ.
      - Không nên cho trẻ ăn kiêng.
3/ Chế độ ăn cho trẻ từ 12 đến 24 tháng:
      - Tiếp tục cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt.
      - Ngoài sữa mẹ trẻ ăn ít nhất 5 bữa trong ngày: 3 bữa cháo chính và 2 bữa phụ (hoa quả, sữa hoặc bánh). Trẻ cần ăn nhiều bữa trong ngày vì dạ dày trẻ còn nhỏ chứa đựng ít thức ăn nhưng nhu cầu dinh dưỡng lại vào năng lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ loại cao.
      - Cho trẻ ăn nhiều loại thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, tôm, ốc, hến, trai, các loại hạt, ngũ cốc, trứng, hoa quả, rau và cả sữa mẹ.
      - Không nên cho trẻ ăn kiêng.
4/ Nuôi dưỡng trẻ từ 2 đến 5 tuổi: 
      - Vẫn cho trẻ bú mẹ nếu trẻ muốn.
      - Ở tuổi này trẻ có thể ăn cùng với gia đình ngoài 3 bữa cơm chính với gia đình trẻ ăn thêm 02 bữa phụ trong ngày như: hoa quả, sữa hoặc bánh. Trẻ cần ăn nhiều bữa trong 1 ngày vì dạ dày trẻ còn nhỏ chứa đựng ít thức ăn mà nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng loại cao để cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
      - Cho trẻ ăn nhiều thức ăn giàu chất dinh dưỡng như: Thịt, cá, tôm, ốc, hến, trai, các loại hạt, ngũ cốc, trứng, hoa quả, rau và cả sữa mẹ.
      - Không nên cho trẻ ăn kiêng.
5/ Bà mẹ cần chú ý khi mua thực phẩm cho trẻ: Theo 10 lời khuyên sau:

  1. Chọn thực phẩm sạch, an toàn.

  2. Rửa tay bằng xà phòng trước khi nấu ăn và trước khi ăn.

  3. Sử dụng nước sạch để nấu và rửa bát đũa và các dụng cụ nấu ăn.

  4. Sử dụng thớt cho thực phẩm sống và thực phẩm chín riêng.

  5. Nấu chín kỹ thức ăn.

  6. Ăn ngay thức ăn sau khi nấu.

  7. Đậy kín thức ăn chưa kịp ăn.

  8. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh hoặc nơi không có côn trùng.

  9. Đun kỹ thức ăn trước khi ăn lại.

  10. Dùng nước sạch để ăn uống.

6/ Theo dõi sự tăng trưởng của trẻ:
      - Tăng cân điều kiện là dấu hiệu quan trọng nhất của trẻ đang phát triển, từ khi sinh ra đến 2 tuổi trẻ được cân đều đặn tháng 1 lần, sau đó trẻ cân 6 tháng 1 lần.
      - Mỗi trẻ được cân và theo dõi một biểu đồ tăng trưởng riêng. Nối các dấu mỗi lần cân lại với nhau tạo thành một đường biểu diễn sự tăng trưởng của trẻ.
      - Nếu đường này đi lên là trẻ tăng cân và tăng trưởng tốt. Trường hợp này trẻ cần được nuôi dưỡng như bình thường.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay1,110
  • Tháng hiện tại69,340
  • Tổng lượt truy cập4,351,223
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây