TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍPhòng khám đa khoa uy tín, trực thuộc Sở Y tế, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao cho người dân tại Thành phố. Đồng thời, thực hiện các chương trình y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS và bệnh xã hội hiệu quả.
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍhttps://trungtamyteuongbi.vn/uploads/logo_3.png
Thứ hai - 23/03/2020 04:481.7460
Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi trùng lao gây nên. Bệnh có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể như lao màng phổi, lao hạch bạch huyết, lao màng não, lao xương khớp, lao màng bụng, lao hệ sinh dịch - tiết niệu, lao ruột, lao phổi. Trong đó bệnh lao phổi thường gặp nhất (chiếm 80 – 85%) và là nguồn lây chính cho người xung quanh (trung bình một bệnh nhân lao phổi nếu không được điều trị sẽ lây cho khoảng 10 người).
I. TRIỆU CHỨNG BỆNH LAO PHỔI. Người bị mắc bệnh lao phổi thường có những triệu chứng điển hình gồm: - Ho kéo dài hơn 3 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) - Đau ngực, thỉnh thoảng khó thở - Cảm thấy mệt mỏi mọi lúc - Đổ mồ hôi trộm về đêm - Sốt nhẹ, ớn lạnh về chiều - Chán ăn, gầy sút cân Khi có các dấu hiệu trên, cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị đúng
Ảnh minh hoạ
II.ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN
Bệnh lao phổi rất dễ lây truyền qua đường hô hấp. Người lành có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với người bị bệnh lao phổi hoặc chất thải có chứa vi khuẩn lao như: đờm, dãi, nước bọt khi ho, hắt hơi …hay dùng chung đồ với bệnh nhân lao như khăn mặt, chậu, bát đũa,... Ngoài ra, người sống trong môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn lao phát triển và gây bệnh hoặc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn lao, tiếp xúc với thú nuôi nhiễm lao...
III. NGƯỜI CÓ NGUY CƠ MẮC LAO
- Người bị suy giảm miễn dịch: nhiễm HIV, ung thư... - Người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em - Người bị các bệnh mạn tính: loét dạ dày tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn… - Người nghiện ma túy, rượu, thuốc lá. - Người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticosteroid, hóa chất điều trị ung thư. IV.PHÒNG NGỪA BỆNH LAO PHỔI. Để phòng mắc lao và ngừa sự lây lan của bệnh ra cộng đồng cần thực hiện: 1. Với người chưa bị bệnh: - Tiêm phòng bệnh lao: Tiêm BCG (văc xin phòng lao) cho trẻ ngay tháng đầu sau sinh trong Chương trình tiêm chủng mở rộng. - Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài hoặc khi tiếp xúc với người bệnh lao phổi. - Che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch sẽ thường xuyên, nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. - Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người bệnh. - Khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau thì phải đi khám y tế ngay. + Ho ra máu hoặc ho kéo dài trên 3 tuần + Sốt về chiều + Gày sút cân + Mệt mỏi liên tục 2.Người bệnh lao phổi: \ - Tránh lây nhiễm cho người lành bằng cách không ngủ cùng phòng với người khác, không đến nơi đông người... Người bệnh phải đeo khẩu trang, khi ho, hắt hơi phải che miệng, khạc đờm vào chỗ qui định và đờm hoặc các vật chứa nguồn lây phải được xử lý đúng phương pháp.Tận dụng ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt cho nơi ở và các vật dụng của người bệnh vì dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn sẽ bị giết chết, nhưng trong môi trường ẩm thấp, thiếu ánh nắng, nó sẽ tồn tại rất lâu. - Thực hiện lối sống lành mạnh như: ăn uống hợp lý, ngủ đầy đủ, tập thể dục đều đặn và không sử dụng các chất gây nghiện như ma túy, rượu bia, thuốc lá… - Tuân thủ tuyệt đối chế độ điều trị và phòng lây nhiễm theo hướng dẫn của các y bác sỹ. - Phải điều trị đúng phác đồ, không tự ý bỏ trị gây lây nhiễm cộng đồng và làm tăng nguy cơ lao kháng thuốc. - Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết để phòng bệnh lao. V. THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ. - Lao Phổi: Thời gian điều trị 6 tháng - Lao kháng thuốc: Thời gian điều trị 9 tháng đến 20 tháng, tùy từng bệnh nhân cụ thể mà có thời gian điều trị cho phù hợp. - Lao khác: Thời gian điều trị từ 9 đến 12 tháng.