TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍ: PHUN HÓA CHẤT DIỆT KHUẨN PHÒNG, CHỐNG DỊCH SỐT XUẤT HUYẾT

Thứ tư - 21/08/2024 04:38 42 0
Thực hiện Công văn số 2167/UBND-YT ngày 30/7/2024 của Ủy ban nhân dân thành phố Uông Bí “Về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố”.
Trước tình hình bệnh nhân sốt xuất huyết có chiều hướng tăng cao. Chiều ngày 20/8/2024, Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí và Trạm y tế phường Thanh Sơn đã tổ chức phun hóa chất diệt khuẩn phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn khu 2, phường Thanh Sơn, thành phố Uông Bí.

Để chủ động trong công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết, Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tiến hành phun hóa chất diệt muỗi, bọ gậy và sử dụng hóa chất cloramin B để diệt khuẩn. Bên cạnh đó, ngành y tế và chính quyền các địa phương trên địa bàn đang tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông để huy động sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể và quần chúng nhân dân tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường nhằm ngăn chặn các nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết trên địa bàn thành phố.

Nguyên nhân dẫn đến số ca mắc sốt xuất huyết ở các phường có chiều hướng tăng là do những phường này có địa bàn rộng, nhiều khu nhà trọ, chợ, điều kiện ăn ở, sinh hoạt chật chội cùng với ý thức của người dân về dọn dẹp vệ sinh chưa cao đã khiến dịch sốt xuất huyết bùng phát.
Trung tâm y tế thành phố khuyến cáo, để ngăn chặn và đẩy lùi dịch sốt xuất huyết, ngoài sự vào cuộc của ngành y tế và chính quyền địa phương để triển khai các biện pháp phòng chống dịch thì mỗi gia đình, mỗi người dân cần nâng cao ý thức tự phòng bệnh cho mình bằng các biện pháp đơn giản như: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên lau rửa, đậy kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng; Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt lăng quăng vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh...; Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng; Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt.



Khi có các dấu hiệu của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị, không nên tự ý điều trị ở nhà đến khi chuyển nặng mới đến cơ sở y tế thì nguy cơ tử vong rất cao.
                                                                             Người thực hiện: Phòng Dân số, Truyền thông và GDSK
                             

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Đăng ký Hiến, Tặng mô, Tạng Quảng Ninh
THÔNG TIN TRỰC CẤP CỨU 24/7
GÓP Ý - HỎI ĐÁP
Website Bộ Y tế
Website Sở Y tế
Bệnh viện lao phổi
Bệnh viện Y dược cổ truyền
Bệnh viện phục hồi chức năng
Bệnh viện Cẩm Phả
Bệnh viện đa khoa khu vực Cẩm Phả
Trung tâm y tế Đông Triều
Trung tâm y tế Quảng Yên
Bệnh viện Đa khoa Hạ Long
Trung tâm Y tế Hạ Long
Trung tâm Y tế Cẩm Phả
Trung tâm Y tế Vân Đồn
Trung tâm Y tế Tiên Yên
Trung tâm Y tế Hải Hà
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm
Bệnh viện Bãi Cháy
Bệnh viện Bãi Cháy
Bệnh viện Thụy Điển
Bệnh viện Sản Nhi
Bệnh viện VMEC
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,779
  • Tháng hiện tại45,613
  • Tổng lượt truy cập5,264,415
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây