TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍPhòng khám đa khoa uy tín, trực thuộc Sở Y tế, cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao cho người dân tại Thành phố. Đồng thời, thực hiện các chương trình y tế dự phòng, phòng chống HIV/AIDS và bệnh xã hội hiệu quả.
TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ UÔNG BÍhttp://trungtamyteuongbi.vn/uploads/logo_3.png
Thứ tư - 09/09/2020 20:152.0260
- Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính của Da và Dây thần kinh do vi khuẩn Han - Sen gây nên. - Bệnh phong không gây chết người nhưng gây tàn tật nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
I. Khái niệm về bệnh phong: - Bệnh phong là bệnh nhiễm trùng mãn tính của Da và Dây thần kinh do vi khuẩn Han - Sen gây nên. - Bệnh phong không gây chết người nhưng gây tàn tật nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. II. Quan niệm hiện nay về bệnh phong - Bệnh phong không di truyền. - Là bệnh lây, lây chậm, lây ít và khó lây. - Bệnh phong chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời tránh được tàn tật. - Bệnh phong điều trị tại nhà và cấp thuốc miễn phí. III. Nguyên nhân gây bệnh và một số đặc điểm: 1. Căn nguyên: - Năm 1873, nhà bác học: Hansen (Na Uy) phát hiện nguyên nhân gây bệnh phong là do một loại trực khuẩn và để tôn vinh sự đóng góp của Ông các nhà khoa học đã đặt tên Trực khuẩn gây bệnh phong có tên trực khuẩn Hansen 2. Đặc điểm trực khuẩn phong; - Thời gian sinh sản khoảng 12-13 ngày. - Nhiệt độ phát triển thuận lợi: 30ºC -32ºC. - Trực khuẩn phong bị diệt nhanh bởi các thuốc: Sau điều trị Rifampicine từ 5-7 ngày. 3. Nguồn lây bệnh - Người mắc bệnh phong chưa được điều trị là nguồn đào thải vi khuẩn phong ra ngoài môi trường qua đường hô hấp. + Khi ra môi trường vi khuẩn phong sống được 1-2 ngày lâu nhất là 7 ngày. + Trong thiên nhiên không có loài vật nào mang vi khuẩn phong. * Bệnh phong lây như thế nào? - Bệnh phong lây qua tiếp xúc trực tiếpvới người mắc bệnh phong chưa được điều trị, khi đó vi trùng phong sẽ xâm nhập vào người khác qua da bị sây sát. - Đến hiện nay chưa phát hiện có loài vật nào mang vi khuẩn phong lây cho người, bệnh phong khác với một số bệnh khác là không có vật chủ trung gian truyền bệnh, không như một số bệnh khác: Sốt rét do muỗi…, Dịch hạch do bọ chét ở chuột…. * Tại sao bệnh phong khó lây? - Không phải ai bị nhiễm vi khuẩn phong đều bị mắc bệnh phong vì bị mắc bệnh hay không còn phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người. - Ước tính chỉ khoảng 2-3% sau khi đã nhiễm vi khuẩn phong sẽ bị mắc bệnh. - Thời gian bị nhiễm vi trùng phong đến khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh (gọi là thời gian ủ bệnh) khoảng 2-3 năm, có thể 10-20năm. * Độ tuổi và giới dễ bị mắc bệnh: - Tuổi hay bị mắc bệnh khoảng 15-35 tuổi, nhưng có thể bị gặp ở dưới 15 tuổi hay hơn 35 tuổi. Bệnh nhân trẻ nhất hiện đang sinh sống tại tỉnh Thái Nguyên là: 5 tuổi. - Tỷ lệ nam mắc bệnh phong nhiều hơn nữ.
IV.Dấu hiệu mắc bệnh phong - Trên Da xuất hiện các tổn thương: Dát đơn thuần, dát thâm nhiễm, mảng thâm nhiễm, u phong, củ phong, đặc điểm các tổn thương: da tại vị trí tổn thương thay đổi màu sắc, bờ thường rõ, mất cảm giác từ mất nhẹ đến mất hết toàn phần vùng tổn thương (đau, nóng, lạnh) - Thần kinh ngoại biên: + Viêm dây thần kinh ngoại biên + Rối loạn cảm giác + Rối loạn vận động - Giai đoạn phát hiện muộn có thể thấy xuất hiện ăn mòn các đầu chi và dần gây tàn phế theo mức độ tăng dần nếu không được điều trị * Tóm lại: khi có một trong các dấu hiệu sau phải đi khám loại trừ phong ngay. - Da: Trên cơ thể tự nhiên xuất hiện một hoặc vài đám da đổi màu: Trắng, đỏ, nâu, hồng…gọi chung là đám da đổi màu - Tại các đám da đó thấy rối loạn cảm giác ( Đau, nóng lạnh, xúc giác) + Giảm cảm giác + Mất hết cảm giác + Tăng cảm giác. (Người bệnh có cảm giác: tê tê, bì bì, không ngứa, cấu véo không thấy đau…) V. Điều trị bệnh phong như thế nào? - Bệnh phong hiện nay được điều trị ngoại trú ở nhà. - Nếu nhẹ điều trị 6 tháng, nặng điều trị 12 tháng. - Thuốc được cấp miễn phí, không có thuốc bán tự do tại các nhà thuốc. - Thuốc do TT Da liễu và chống phong tỉnh cấp qua huyện đến xã/phường cấp tại các Trạm y tế. - Khi phát hiện muộn phải kết hợp điều trị bằng thuốc và vận lý trị liệu, phục hồi chức năng tránh tàn phế. Tất cả mọi người hãy thật tích cực trong việc phòng chống bệnh phong, tránh kỳ thị với người không may mắc bệnh, tích cực tuyên truyền đến mọi người tiến tới thanh toán bệnh phong trên toàn quốc.